fbpx
Skip to content Skip to footer

Blockchain Có Thể Bị Hack Không?

Trong một thời gian, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện đầy rẫy những tin tức về lừa đảo, những vụ hack và sự không chắc chắn liên quan đến blockchain và các thực thể liên quan của nó. Thật vô ích khi hầu hết mọi người không biết tới hoặc hiểu sai về công nghệ này và khái quát hóa việc lạm dụng nó, đặc biệt là ở khía cạnh tiền điện tử, dẫn đến việc từ chối hoàn toàn việc sử dụng blockchain.

Nếu bạn đang đọc bài này, rất có thể bạn đã từng nghe nói về blockchain hoặc Bitcoin từ một người quen và tò mò tìm hiểu thêm trong khi bạn đang ở thế trung lập về chủ đề này. Nhắc đến bảo mật, câu hỏi “Blockchain có thể bị hack không?” vẫn là mối quan tâm của những người mới tham gia.

Về cơ bản, Blockchain là phi tập trung. Khi bạn loại bỏ đi các trung gian và phân phối quyền hạn hoặc chức năng của một cơ quan trung tâm trên một mạng lớn, điều đó sẽ mang đến sự minh bạch cao hơn trong toàn hệ thống, cho phép hiệu quả cao hơn, nhiều niềm tin hơn và chi phí thấp hơn. Ngoài việc phân cấp, blockchain cũng được bảo mật bằng các thuật toán mã hóa.

Cách mà thứ này hoạt động là khi một giao dịch diễn ra và được xử lý trên chuỗi để được xác minh. Một khi được xác minh, nó sẽ được nhóm với các giao dịch mới được xác minh khác và được niêm phong bằng mật mã với nhau, còn được gọi là ‘băm’ (hashing), trong một khối dữ liệu có kích thước khối cố định. Điều này diễn ra theo chu kỳ để cập nhật blockchain liên tục và tất cả các khối dữ liệu được lưu trữ theo phương pháp thời gian và tuyến tính. Mỗi khối dữ liệu mới được tạo sẽ chứa chi tiết thông tin được băm, ví dụ: dấu thời gian, dấu vết của các khối trước nó và dữ liệu giao dịch. Danh sách ngày càng tăng của các khối dữ liệu hoặc bản ghi được liên kết bởi mật mã là lý do tại sao công nghệ này có tên như vậy: Block-chain hay Chuỗi-khối. Vì vậy, đối với bất kỳ tài sản nhất định nào được giao dịch trên blockchain, bạn có thể biết được ai sở hữu nó tại bất kỳ thời điểm nào và các sự kiện xảy ra trong suốt cuộc đời của nó.

Blockchain được thiết kế để có khả năng chống lại việc sửa đổi dữ liệu. Nói cách khác, một khi khối dữ liệu được hoàn thành trên chuỗi, nó không thể bị thay đổi và các giao dịch có trong đó là bất biến. Đối với một người, vì việc mã hóa có liên quan, hầu như không thể đảo ngược lại hàm băm của một khối dữ liệu. Các thuật toán băm được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động một chiều để đưa ra một kết quả không thể (dễ dàng) tính toán ngược. Để cho ra một đầu ra băm, số lượng dữ liệu đầu vào có thể là vô hạn.

Thực hiện một phép toán đơn giản như phép cộng, thứ cần 2 dữ liệu đầu vào để tạo một đầu ra.

Cho sẵn 2 dữ liệu đầu vào, ta dễ dàng tính được đầu ra:

4 + 6 = 10

Nhưng khi cho sẵn dữ liệu đầu ra, sẽ có vô số tổ hợp 2 dữ liệu đầu vào có thể xảy ra:

1 + 9, 2 + 8 …

Một hàm băm hoạt động theo cách thức cực kỳ phức tạp và cường độ cao hơn so với minh họa ở trên, vì vậy bạn có thể hiểu tại sao kỹ thuật đảo ngược hàm băm là một lệnh cao cấp tốn nhiều thời gian so với mức độ sức mạnh tính toán hiện tại mà chúng ta có.

Ngay cả khi ai đó thực hiện đảo ngược một hàm băm duy nhất và thay đổi nội dung của một khối dữ liệu bằng cách nào đó, các chi tiết được đóng dấu sẽ không đồng ý với thông tin băm của phần còn lại trên block trail được liên kết và hệ thống sẽ tự động từ chối khối dữ liệu sai. Để thay đổi thành công và triển khai một khối duy nhất, một hacker sẽ cần thay đổi mọi khối riêng lẻ trên blockchain sau đó. Việc tính toán lại tất cả các giá trị băm đó chắc chắn sẽ cần một lượng sức mạnh tính toán khổng lồ và gần như không thể thực hiện được.

Hơn nữa, quá trình ‘đồng thuận’ giúp lọc ra các giao dịch không chính xác hoặc có khả năng gian lận khỏi cơ sở dữ liệu. Được phân cấp có nghĩa là nhiều máy tính hoặc nút trên mạng giữ một bản sao của sổ cái blockchain. Để sửa đổi thông tin trên blockchain, phải có 51% sự đồng ý hoặc đồng thuận từ toàn bộ mạng lưới các nút nhận thấy và xác minh sự thay đổi.

Người ta có thể tranh luận về một kịch bản giả thuyết, theo đó một nhân vật xấu giành quyền kiểm soát hơn 50% công suất máy tính của mạng, hay thường được biết đến trong ngành với cái tên ‘cuộc tấn công 51%’. May mắn thay, các mạng blockchain được thiết lập như của Bitcoin và Ethereum có vô số người tham gia nên việc chiếm được 51% mạng là vô cùng khó khăn. Đối với các blockchain dựa vào ‘việc khai thác’, người phạm tội phải mua rất nhiều phần cứng để cung cấp 51% sức mạnh tính toán của mạng. Đối với các blockchain dựa vào ‘đặt cọc’, người phạm tội phải mua tất cả thanh khoản ra khỏi các sàn giao dịch để có được 51% token được đặt cọc trên mạng lưới, điều này trớ trêu thay lại là sự phá hoại lợi ích của chính họ. Trong một sự kiện hack mang tính giả thuyết bất kỳ nào thuộc một trong hai ví dụ kể trên, việc chiếm quyền điều khiển mạng trở nên cực kỳ thiếu hấp dẫn và do đó rất khó xảy ra.

Nhiều người nhầm lẫn giữa việc hack các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc ví trực tuyến với sự tấn công vào các blockchain, với các tin tức tiêu đề tập trung vào các trang website sàn giao dịch nơi mọi người giao dịch và giữ tiền điện tử. (* Lưu ý rằng blockchain không tương đương với tiền điện tử, thứ có chức năng như tài nguyên trên mạng blockchain liên quan đến việc sử dụng token. Ví dụ: Ether là tiền điện tử có nguồn gốc từ blockchain Ethereum.) Hầu hết những vụ hack này có thể bị đổ lỗi do việc kém thực tiễn bảo mật cơ bản, hoặc thất bại ở cấp độ người dùng cuối hay mô hình tập trung của chính tổ chức. Chẳng hạn, tin tặc có thể có quyền truy cập vào tiền điện tử được giữ trên một sàn giao dịch trong ví người dùng bằng cách đánh cắp thông tin xác thực cần thiết dùng cho giao dịch, trước khi chuyển tiền bị đánh cắp vào ví của mình. Tuy nhiên đây là tất cả những lời chỉ trích tiềm năng tới hệ thống tiền điện tử chứ không phải tới sự bảo mật của công nghệ blockchain.

Với việc giải thích công nghệ blockchain ở cấp độ cơ bản hơn và lý giải các vụ hack mà công chúng nghe thấy trên phương tiện truyền thông, liệu chúng ta có thể kết luận rằng blockchain hoàn toàn an toàn với các vụ tấn công?

Mặt khác.

Một cuộc tấn công 51% đã xảy ra trước đây và tiền điện tử vẫn còn khá mẫn cảm với nó; mọi người cũng đang phát hiện ra những lỗ hổng bảo mật và điểm yếu, chẳng hạn như lỗi trên các hợp đồng/chương trình thông minh. Tuy nhiên, blockchain vẫn tương đối an toàn, bảo mật, và được ưa chuộng hơn các phương thức giao dịch hiện có khác hiện nay; khi mọi người thực sự hiểu được giá trị của tính minh bạch, bất biến và một số ưu điểm mà blockchain có thể cung cấp cho người tiêu dùng; khi nó được sử dụng đúng cách so với các phương pháp truyền thống mà chúng ta đã quá quen với. Công nghệ blockchain thực ra bao gồm một nhóm các công nghệ khác nhau được kết hợp và tùy chỉnh cho các nhu cầu khác nhau, và sẽ tiếp tục được phát triển và cải tiến cho vô số ứng dụng có thể có trong thế giới thực. Hy vọng rằng bài viết này đã khai sáng cho bạn ở một mức độ nào đó, để thấy được một chút khác biệt ngoài sự sợ hãi mà giới truyền thông, chính quyền và tham vọng của loài người đang gieo rắc.

Bạn đọc có thể quan tâm: Token Hóa, Tương Lai Của Đầu Tư

Leave a comment

Về SuperCryptoNews

SuperCryptoNews là nhà cung cấp tin tức về blockchain và tiền điện tử hàng đầu châu Á, bao quát các tin tức hàng ngày về sự phát triển công nghệ và giao dịch mới nhất liên quan tới tiền điện tử. Chúng tôi mang đến cho bạn tin tức mở rộng về tiền điện tử, đặc biệt là ở châu Á, trọng tâm là Singapore, Thái LanViệt Nam.

Đăng ký SCN

© Copyright of Novum Global Consultancy Pte Ltd {2020}. All rights reserved.

111 North Bridge Road, 21-01, Peninsula Plaza, Singapore 179098.

Phone: +65-80282938

Đăng ký SCN

Về SuperCryptoNews

SuperCryptoNews là nhà cung cấp tin tức về blockchain và tiền điện tử hàng đầu châu Á, bao quát các tin tức hàng ngày về sự phát triển công nghệ và giao dịch mới nhất liên quan tới tiền điện tử. Chúng tôi mang đến cho bạn tin tức mở rộng về tiền điện tử, đặc biệt là ở châu Á, trọng tâm là Singapore, Thái LanĐông Nam Á.

Theo dõi chúng tôi trên