fbpx
Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Thấp Thoáng Cuộc Khủng Hoảng Nợ & Tiền Điện Tử

Một thông điệp khó hiểu từ người tạo Bitcoin Satoshi Nakamoto, được thêm vào khối genesis Bitcoin, mà chúng ta vừa kỷ niệm 10 năm chỉ mới hai ngày trước,

“03 Tháng Một 2009 Các nhà hành pháp bên bờ giải cứu lần hai cho các ngân hàng.”

Ngày nay, một cơn sóng thần nợ nần, những điều mà thế giới chưa từng trải qua trước đây đang cận kề, nhưng nó không đơn thuần từ các ngân hàng, nó bao gồm toàn bộ động thái từ người vay. Từ nợ vay sinh viên đến trái phiếu chính phủ, thế giới đã quá chán nản với vấn đề vay nợ. Các nhà đầu tư, phấn khích vì tiếp cận tín dụng dễ dàng cũng đã tìm cách mua các công cụ nợ ngày càng kỳ lạ hơn để tìm kiếm lợi tức. Sản phẩm của cuộc rượt đuổi cho vay này đã dấy lên một cơn sóng thần nợ vay lên đến 250 nghìn tỷ đô la Mỹ – mức độ mà thế giới chưa từng trải qua trước đây và gấp ba lần so với hai thập kỷ trước. Và lần này, những con nợ lớn nhất cũng là những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo phân tích dữ liệu của Citigroup từ Viện Tài chính Quốc tế, những con nợ lớn nhất bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Eurozone và Nhật Bản, cùng nhau gánh hơn 2/3 số nợ hộ gia đình trên thế giới, 3/4 số nợ doanh nghiệp và gần như 80% nợ công.

Thành phố London, quê hương của Canary Wharf và các khoản cứu trợ ngân hàng.

Làm thế nào chúng ta tới được đây

Nợ nần, bản thân nó không nhất thiết là một vấn nạn kinh tế. Nếu không có gì khác, tăng nợ tiếp sức cho các nền kinh tế đang phát triển. Ứng với mỗi người vay, có một người cho vay mà khoản vay hoặc trái phiếu được đặt làm tài sản trên bảng cân đối kế toán của họ. Nhưng chính mối quan hệ đan xen này giữa người vay và người cho vay là nguyên nhân lớn nhất gây nên lo lắng. Khi nền kinh tế toàn cầu chững lại và lãi suất từ từ leo lên, người vay có thể bắt đầu vỡ nợ, điều này có thể dẫn đến việc giảm giá trị kết toán của chủ nợ và dấy lên những khoản vay lớn chưa được kiểm tra, từ các quỹ tài sản khốn cùng đến các quỹ nợ khốn cùng mọc lên sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Từ bóng tối của ngành công nghiệp ngân hàng Trung Quốc, với các khoản nợ lớn ngoài bảng cân đối kế toán cho vay thị trường mới nổi, với những khoản vay lớn chưa được kiểm tra sức chịu đựng (stress test), bất kể sử dụng mô hình kiểm thử nào. Và với việc các ngân hàng trung ương bắt đầu kiểm soát các chính sách kiếm tiền một cách dễ dàng, các nhóm vay này sắp sửa đối mặt với bài kiểm tra sức chịu đựng trong thế giới thực đầu tiên của chúng.

Đối mặt với sự khởi nguồn của tăng trưởng băng hà và lãi suất gia tăng, bóng ma của một cuộc khủng hoảng nợ khác hiện ra và trong khi giá dầu tiếp tục suy giảm, hy vọng tăng trưởng tiếp tục có vẻ mờ nhạt. Bởi lẽ cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ thị trường tín dụng, các nhà đầu tư và nhà kinh tế đã và đang theo dõi sự tăng trưởng của nợ vay bằng con mắt sắc sảo. Nợ là con dao hai lưỡi – nó có thể thúc đẩy tăng trưởng, cung cấp nhiên liệu mà doanh nghiệp và chính phủ cần cho đầu tư và cơ sở hạ tầng, nhưng nợ quá mức, đặc biệt là khi đổ vào các dự án phù phiếm hoặc chi tiêu cơ sở hạ tầng không cần thiết, có thể kìm hãm nền kinh tế và đồng thời giới hạn các công cụ chính sách có sẵn cho chính phủ và ngân hàng trung ương trong công cuộc đối phó với suy thoái. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy khoản nợ phát sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính chưa được đưa vào sử dụng một cách tối ưu nhất. Từ việc mua lại cổ phần của công ty đến các khoản mua sắm nhờ vay nợ từ phía người tiêu dùng, cho tới các dự án cơ sở hạ tầng xa xỉ nhưng vô ích quy mô lớn ở Trung Quốc, tất cả tạo ra mối quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư lẫn các nhà kinh tế rằng các khoản vay không phải là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hoặc tăng trưởng vốn. Góp phần làm cho mọi việc tồi tệ hơn, là việc nợ chính phủ đã tăng nhanh chóng sau hậu quả của việc vay vốn của khu vực tư nhân, điều đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Và chính các khoản nợ công cuối cùng đã cung cấp tài nguyên để giải quyết qua hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua với tư cách là người cho vay cuối cùng – nhưng khi những con gà cuối cùng trở về ổ, ai sẽ bảo lãnh cho những người bảo lãnh? Có một số nhà phân tích tin rằng chính phủ của các nền kinh tế phát triển đã mở rộng vô hạn để mở rộng số nợ của họ. Guy LeBas, chiến lược gia thu nhập cố định tại Janney Montgomery Scott gợi ý,

“Nếu không có gì khác, thâm hụt ngân sách năm 2018 của Hoa Kỳ cho chúng ta bài học rằng các nền kinh tế phát triển có nhiều khoảng trống hơn để phát hành nợ mà không để lại hậu quả đáng kể.”

Câu nói này rất thú vị, bởi vì nó phản ánh một điều xuất phát từ nhà tài chính người Scotland một thời (và kẻ giết người bị kết án) John Law, người đã tạo ra bong bóng thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới và đặt nền móng cho Cách mạng Pháp, người từng nói,

“Tôi duy trì suy nghĩ, rằng một hoàng tử toàn quyền, người biết cách cai trị có thể mở rộng tín dụng của mình hơn nữa và tìm thấy các khoản tiền cần thiết với lãi suất thấp hơn so với một hoàng tử bị hạn chế trong thẩm quyền.”

“Trong tín dụng cũng như trong các cơ quan quân sự và lập pháp, quyền lực tối cao phải được trao hoàn toàn cho một người.”

Mũ đặc biệt hữu dụng để che đậy những cái đầu thiếu đồng cảm “Hãy để họ ăn bánh!”

Giả định rằng các nước giàu có thể tiếp tục vay mà không gây hậu quả đã gây nên một trong những biến động chính trị kịch tính và dữ dội nhất ở Pháp thế kỷ 18. Và không chỉ những đấng tối cao đã tiếp tục vay, các doanh nghiệp cũng vậy. Tại Hoa Kỳ, lãi suất cực thấp đã khiến một doanh nghiệp vay mượn tới 46% GDP của Hoa Kỳ, dựa trên số liệu thống kê của liên bang. Và trong khi chính quyền Trump cắt giảm thuế đã thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy động thái kích thích một lần đang bắt đầu mất hơi. Sự tăng trưởng của nợ doanh nghiệp liên quan đến thu nhập đã dẫn đến sự sụt giảm lớn của nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp xuống mức rất thấp của phạm vi cấp đầu tư, có nghĩa là bất kỳ cú sốc bất ngờ nào đối với nền kinh tế rộng lớn hơn đều có thể gây ra sự xuống cấp lan rộng và mang tới sụp đổ đau đớn bắt nguồn từ việc hạ cấp như vậy.

Thị trường mới nổi hay Khủng hoảng mới nổi?

Tiếp theo là vấn đề về nợ của thị trường mới nổi. Để tìm kiếm năng suất cao hơn, các nhà đầu tư đã đổ vào các thị trường mới nổi để tài trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của họ. Trung Quốc nổi bật là một trong những người vay tiền lớn nhất, để thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng và các thành phố vươn ra khỏi sa mạc. Chỉ riêng trong năm nay, các nền kinh tế mới nổi sẽ cần phải trả hoặc tái cơ cấu khoản nợ gần 2 nghìn tỷ USD và với chính sách tiền tệ thắt chặt ở Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác, cùng sự tăng giá của đồng USD, các thị trường mới nổi sẽ sớm thấy rằng nợ sẽ trở nên đắt hơn.

Toàn bộ thế giới hiện đang chuyển hướng sang lãnh thổ chưa được khám phá, nơi chưa từng trải qua một môi trường không lãi suất kéo dài trước đó, và cũng chưa bao giờ phải điều hướng ra khỏi đó.

Nhưng tác động nó sẽ để lại đối với lĩnh vực tiền điện tử non trẻ vẫn chưa chắc chắn. Vào năm 2008, whitepaper về Bitcoin vừa mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và vừa mới ra khỏi bàn phím Satoshi Nakamoto. Vài người đã nghe nói về nó bên lề phong trào cypherpunk và khối genesis Bitcoin sẽ không được khai thác cho đến ngày 3 tháng 1 năm 2009. Tại các quốc gia như Venezuela và Zimbabwe, chúng ta đã thấy Bitcoin giúp bổ sung hoặc trong một số trường hợp, thay thế đồng tiền siêu lạm phát. Các nhà quan sát, từ lâu đã tuyên bố rằng các nước giàu như Hoa Kỳ sẽ không sử dụng tiền điện tử, mang lại sức mạnh và sự ổn định của đồng đô la và các tổ chức của Hoa Kỳ – hai năm gần đây của chính quyền Trump đã thách thức giả định đó. Nhưng liệu một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu, sẽ khiến nhu cầu về Bitcoin và các loại tiền điện tử khác tăng vọt?

Tiền điện tử là nơi trú ẩn an toàn?

Nhiều như việc tôi muốn cung cấp một câu trả lời thẳng thắn, sự phức tạp của vấn đề có nghĩa là một câu trả lời sẽ không được đưa ra. Trong giai đoạn từ năm 2016 cho tới đầu năm 2018, chính quyền Trump, với lời hứa giảm thuế và nới lỏng quy định cho một loạt các ngành công nghiệp, đã làm phấn chấn các thị trường chứng khoán từ New York đến Hồng Kông. Một số bong bóng tự nhiên tràn ra từ các thị trường chứng khoán trong vụ cá cược đầu cơ lớn tiếp theo – hương vị yêu thích lúc đó là các hoạt động phát hành đồng tiền ban đầu (ICO) nổi lên làm gợi nhớ đến bong bóng dotcom. Nhưng khi các điều kiện thị trường bắt đầu thay đổi trong quý II năm 2018, sự hưng phấn phi lý (cụm từ được sử dụng bởi cựu Chủ tịch Fed – Alan Greenspan) bắt đầu nhường chỗ cho thực tế rằng nhiều ICO này sẽ không có khả năng mang lại điều gì trong thời gian ngắn trung hạn và với mỗi ICO tiếp theo chỉ đơn giản là một trường hợp bơm giá token kỹ thuật số mà nếu để mặc chúng, các nhà đầu tư phải từ bỏ toàn bộ loại tài sản (nếu nó thậm chí có thể được gọi là một loại tài sản). Nhưng trong tình huống tính thanh khoản rời khỏi thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư sẽ cần tìm bến neo đậu an toàn mà điển hình trong thời điểm của các biến cố tài chính là kho bạc và vàng. Trong hai thứ đó, nếu một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các thị trường phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Eurozone, thì những kho bạc trú ẩn an toàn điển hình này sẽ không còn cung cấp bến đỗ an toàn như cách nó từng làm; điều khiến các nhà đầu tư đổ vào vàng – điều mà các nhà đầu tư đã và đang làm, khiến giá vàng lên mức cao nhất trong hơn sáu tháng. Nhưng còn Bitcoin thì sao? Thứ chia sẻ nhiều đặc điểm giống như thứ công cụ sáng bóng kia? Mặc dù các quỹ đã làm giá vàng tiến lên nhanh chóng, xóa mức 1.300 đô la Mỹ để kéo dài một đợt tăng giá năm mới, một xu hướng tương tự liên quan tới Bitcoin vẫn chưa được chú ý trong khi khối lượng giao dịch Bitcoin bằng đô la trên thực tế đã giảm. Điều mang tính minh họa hơn là khối lượng giao dịch Bitcoin hàng ngày (theo blockchain Bitcoin) đã tăng đều đặn trong suốt cuối năm ngoái và đầu năm nay. Dựa trên bằng chứng giai thoại và các cuộc trò chuyện của tôi với các văn phòng gia đình, phần lớn lệnh mua Bitcoin là từ các nhà đầu tư tổ chức ở ngoài các sàn giao dịch, điều này giải thích lý do tại sao mối quan tâm đến tài sản kỹ thuật số gia tăng mặc dù giao dịch giá trị đồng đô la của Bitcoin trên các sàn giao dịch đã giảm, blockchain Bitcoin đã cho thấy sự tăng trưởng ổn định về khối lượng giao dịch. Bitcoin tiếp tục cho thấy mức kháng cự ở mức 4.000 đô la Mỹ, nhưng nhiều nhà đầu tư tổ chức thực sự đánh giá cao sự ổn định về giá vì nó đã cho phép họ tích lũy một phần sáng tạo của Nakamoto như một phần của quan điểm danh mục toàn cầu và toàn diện. Theo một người quản lý giấu tên tôi từng có dịp nói chuyện,

“Bạn không muốn trở thành người quản lý mang tiếng là đã không phát hiện ra xu hướng. Bạn muốn có câu trả lời hợp lý cho khách hàng của mình khi họ hỏi bạn, “Tại sao bạn lại không xem xét một khoản phân bổ dù nhỏ cho Bitcoin?” Đây không phải là những cuộc hội thoại bạn muốn có.”

Trên thực tế, khi nhiều văn phòng gia đình châu Á bắt đầu phải đối phó với những người thừa kế thế hệ thứ 3 thậm chí thứ 4 của các gia đình tài phiệt, những người đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế châu Á, các nhà quản lý ngày càng phải báo cáo nhiều hơn với khách hàng thuộc thế hệ Millennials hay trong một số trường hợp, khách hàng còn thuộc Thế hệ Z. Cũng theo người quản lý trên cho hay,

“Chắc chắn là có một sự quan tâm. Cho dù sự quan tâm đó là đủ hay không để tạo ra một xu hướng tuy chưa thực sự rõ ràng. Nhưng từ quan điểm danh mục đầu tư, chắc chắn có một sự khao khát và vì theo tỷ lệ của danh mục đầu tư tổng thể, do các con số không đáng kể, có một số rủi ro sức ưa chuộng đối với các tài sản (tiền điện tử) này.”

Với một sự suy thoái tiềm tàng của nền kinh tế toàn cầu, có thể là những sai lầm trong chính sách của ngân hàng trung ương và sự gia tăng nợ của Mỹ và Trung Quốc đang đẩy giá vàng lên cao, tuy nhiên vẫn còn phải xem liệu sự thúc đẩy đó có lan tỏa sang Bitcoin hay không. Nhưng việc có lẽ và thậm chí có thể nó không hề xảy ra, đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư ranh mãnh đặt cược một chút vào Bitcoin.

Không giống lắm. Hay là chưa?

Đầu tuần này, ngành sản xuất của Trung Quốc được báo cáo rằng đã cho thấy dấu hiệu của sự co lại của các chỉ số sản xuất chính tại Ý (một quốc gia đã chìm trong vũng lầy kinh tế) và Ba Lan cũng cho thấy sự yếu kém. Và với việc các cổ phiếu đang bị vùi dập, vàng đã tiếp tục tỏa sáng, cùng với việc nắm giữ của các quỹ ETF đã tăng thêm 67 tấn vào tháng trước – mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

Một chỉ số cần quan sát, đặc biệt với một người tin vào mối tương quan dương giữa vàng và Bitcoin là liệu vàng có vượt qua rào cản tâm lý quan trọng ở mức $1.300 hay không. Thomas Lee của công ty nghiên cứu FundStrat và một người nổi tiếng tin tưởng Bitcoin, từ lâu đã giữ quan điểm rằng Bitcoin có thể được xem như một vật thay thế vàng với vai trò kho lưu trữ giá trị và có ít nhất một số bằng chứng để hỗ trợ cho quan điểm đó. Xem xét trong bối cảnh quản lý tiền tệ yếu kém của Venezuela và Zimbabwe, các công dân đã chuyển sang sử dụng Bitcoin để tạo ra một nền kinh tế song song và đảm bảo một tài sản giống tiền tệ.

Nhưng trong ngắn hạn, cả vàng và Bitcoin sử dụng cho mục đích đó có thể không tăng nhanh như vậy. Hôm thứ Năm, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas, Robert Kaplan, nói rằng ngân hàng trung ương nên kiềm chế lãi suất để xem xét mức độ không chắc chắn của sự tăng trưởng, sự yếu kém của các ngành nhạy cảm với lãi suất và điều kiện tài chính. Kaplan đã nói với Michael McKee từ Bloomberg,

“Chúng ta không nên thực hiện thêm bất kỳ hành động nào đối với lãi suất cho đến khi những vấn đề này được giải quyết, hoặc tốt hơn, hoặc tồi tệ hơn.

Tuần tới sẽ rất quan trọng với số liệu bảng lương cho tháng 12 tới hạn vào thứ Sáu. Mặc dù báo cáo cuối cùng cho năm 2018 được dự báo cho thấy các nhà tuyển dụng Mỹ đã thêm 180.000 việc làm vào tăng mức tăng 2.45 triệu hàng năm, mức cao nhất kể từ năm 2015, ước tính hàng tháng này là dự báo trung bình thấp nhất kể từ tháng 1 năm ngoái và có thể là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp bắt đầu thúc đẩy tăng lương hoặc ít kỳ vọng hơn vào tăng trưởng liên tục.

Trong bối cảnh đó, một cơn sóng thần nợ nần, lớn hơn nhiều so với trước đây trong lịch sử kinh tế thế giới đang lờ mờ hiện ra. Có lẽ điều đó sẽ giải thích tại sao một số văn phòng gia đình ít nhất đang phân bổ một số lượng nắm giữ khổng lồ của họ cho tiền điện tử và đặc biệt là Bitcoin. Trong một cơn sóng thần, mỗi chiếc áo phao đều có giá trị.


Được viết bởi Patrick Tan để phát hành trên Medium & Altcoin Magazine

Patrick Tan là CEO của Novum Global Technologies, một công ty chuyên về giao dịch định lượng tiền điện tử. Giao dịch lên tới 100.000 lần một ngày theo cách chỉ thuật toán mới có thể.

Leave a comment

Về SuperCryptoNews

SuperCryptoNews là nhà cung cấp tin tức về blockchain và tiền điện tử hàng đầu châu Á, bao quát các tin tức hàng ngày về sự phát triển công nghệ và giao dịch mới nhất liên quan tới tiền điện tử. Chúng tôi mang đến cho bạn tin tức mở rộng về tiền điện tử, đặc biệt là ở châu Á, trọng tâm là Singapore, Thái LanViệt Nam.

Đăng ký SCN

© Copyright of Novum Global Consultancy Pte Ltd {2020}. All rights reserved.

111 North Bridge Road, 21-01, Peninsula Plaza, Singapore 179098.

Phone: +65-80282938

Đăng ký SCN

Về SuperCryptoNews

SuperCryptoNews là nhà cung cấp tin tức về blockchain và tiền điện tử hàng đầu châu Á, bao quát các tin tức hàng ngày về sự phát triển công nghệ và giao dịch mới nhất liên quan tới tiền điện tử. Chúng tôi mang đến cho bạn tin tức mở rộng về tiền điện tử, đặc biệt là ở châu Á, trọng tâm là Singapore, Thái LanĐông Nam Á.

Theo dõi chúng tôi trên